Bước làm sạch là bước cơ bản nhất trong phác đồ chăm sóc da. Đây là công việc quen thuộc hằng ngày nhưng vẫn thường bị một số người lơ là, coi nhẹ. Nếu không được làm sạch đúng cách sau khi trang điểm hay tiếp xúc với môi trường bên ngoài, lỗ chân lông sẽ bị bít lại bởi cặn trang điểm, mồ hôi hay các tạp chất vẫn còn đọng lại trên da. Đặc biệt, dầu nhờn trên da còn tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào, xâm nhập sâu bên trong da gây viêm nhiễm, tạo thêm nhân mụn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mụn lan sang các khu vực khác của da.
2. Lạm dụng mỹ phẩm
Nhiều người có thói quen lạm dụng mỹ phẩm, trang điểm hàng ngày mà không vệ sinh da sạch sẽ rất dễ gây bí da và tắc lỗ chân lông. Hơn nữa, các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại kem trộn, kem khuấy đang được quảng bá, bày bán rộng rãi cũng có thể khiến tình trạng da trở nên tệ hơn, mụn lan nhanh chóng, khó điều trị dứt điểm. Ngoài ra, việc những dụng cụ trang điểm như cọ, bông mút, bông phấn…không được làm sạch cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ tấn công da hơn.
3. Môi trường
Da thường xuyên tiếp xúc và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường bên ngoài. Không chỉ có tay mới chứa nhiều vi khuẩn mà chúng còn ẩn nấp ở khẩu trang, mũ nón, quần áo,...Hay khi đi ngủ, chúng ta có thói quen ôm gối ngủ, chùm chăn và đây là những thói quen giúp vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào da hơn.
Da sau khi tiếp xúc với những vật chứa vi khuẩn mà không được làm sạch kĩ càng sẽ có khả năng lên mụn cao. Ô nhiễm không khí hay nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng và dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn.
4. Thói quen sinh hoạt
Việc ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ làn da như đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hay thói quen sinh hoạt không điều độ (thức khuya, ngủ không đủ giấc, stress...) cũng có thể hình thành mụn ẩn dưới da. Mặc dù, nhiều người nhận thức được những thói quen không tốt của mình nhưng do cuộc sống, công việc mà vẫn tiếp tục duy trì lối sống mất cân đối khiến tình trạng mụn càng nặng hơn và khó điều trị.
5. Nội tiết tố
Ngoài những vấn đề bên ngoài, nội tiết tố bên trong cũng là một nguyên nhân gây nên mụn ẩn cho da. Ở độ tuổi dậy thì trở đi, nội tiết tố bắt đầu có sự thay đổi, đặc biệt là những bạn nữ đang ở trong thời kỳ kinh nguyệt. Buồng trứng tiết ra lượng estrogen không đồng đều kích thích các tuyến bã nhờn sản sinh lượng dầu lớn, kết hợp với da chết và bụi bẩn gây nên tắc lỗ chân lông và hình thành nhân mụn.
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN ẨN
Để có thể điều trị mụn ẩn thì ta cần hiểu được tình trạng của da cũng như loại da của mình. Sau đó, xác định xem nguyên nhân gây nên mụn để có thể đưa ra phương pháp phù hợp.
- Làm sạch da đúng cách: Tẩy trang sau khi sử dụng mỹ phẩm hay kem chống nắng. Rửa mặt sạch vào mỗi sáng và tối kết hợp với việc sử dụng sản phẩm làm sạch phù hợp và tẩy da chết 1-2 lần / tuần sẽ phần nào ngăn ngừa cũng như loại bỏ dần mụn ẩn.
- Kiểm tra lại những sản phẩm mỹ phẩm bạn đang dùng và xác định xem có thành phần nào có thể gây nên mụn ẩn hay không (Silicones, Mica, Titanium Dioxide, Zinc Oxide, Shea Butter, Bismuth Oxychloride, Capryl Glycol; 1,2 Octanediol, 2 Phenoxyethanol, Ammonium Lauryl Sulphate, Caprylic Acid, Caprylic Glycol, Caprylic/Capric...).
- Có một lối sống lành mạnh, ăn những thực phẩm có lợi cho da, đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, giải toả stress và đặc biệt hãy uống đủ nước để da căng khoẻ và ngậm nước.

- Đắp các loại mặn nạ trị mụn ẩn: khổ qua, trà xanh, dầu dừa, mật ong, lòng trắng trứng,...
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm trị mụn chuyên biệt để điều trị mụn ẩn. MINA gợi ý cho những bạn gặp vấn đề về mụn ẩn một loại bộ toner và kem dưỡng trị mụn tầng sâu vô cùng hiệu quả mang tên Barrier Cica.